Tâu bệ hạ – ScheherazaDe nói – Sáng hôm sau, hoàng tử Camaralzaman thức dậy, liếc nhìn sang bên cạnh mình xem cô nàng xinh đẹp thấy đêm hôm qua có còn đấy không. Khi không thấy ai cả, chàng nghĩ thầm: Ta đã biết mà, đúng là quốc vương cha ta muốn làm ta bị bất ngờ, may mà ta đã đề phòng.
Chàng định đánh thức tên hầu hãy còn đang ngủ, giục nó đi làm những việc thường ngày và chẳng nói gì vớI nó cả. Tên hầu mang chậu và nước tới. Chàng rửa mặt, lau người và sau khi cầu kinh, chàng cầm lấy một quyển sách và đọc một lúc.
Sau những việc làm thường ngày đó, Camaralzaman gọi tên nô lệ tới:
Lại đây – Chàng bảo nó – Và cấm không được nói dối. Mày hãy nói cô nương ngủcùng ta đêm qua đã tới đây bằng cách nào và ai đưa cô ấy tới?
Thưa hoàng tử – Tên nô lệ hết sức ngạc nhiên đáp – Ngài muốn nói tới cô nương nào vậy?
Người mà ta đã bảo mày rồi – Hoàng tử nói – Đã đến đây hoặc ai đó đưa tới đây đêm qua và đã nằm bên cạnh ta.
Thưa hoàng tử – Tên hầu vẻ khổ sở – Con xin thề là chẳng biết một tí gì cả. Cônương ấy có thể tới đây như thế nào? Con nằm ngay giữa cửa kia mà?
Mày nói dối, tên vô lại kial – Hoàng tử la lên – Mày âm mưu để làm cho ta phiền não hơn và làm ta phát điên lên.
Nói xong, chàng cho nó một cái tát làm nó ngã ngửa, chàng đạp lên người nó và lấy sợi dây thừng cạnh giếng trói ghì cánh khuỷu nó lại, dòng nó xuống giếng, thả cho ngập đầu nhiều lần và bảo:
Tao sẽ dìm mày chết đuối nếu mày không nói mau cô nương đó là ai và người nào đưa nàng đến.
Tên nô lệ lúng túng giận dữ, bị ngập nửa người dưới giếng tự nhủ thầm: Đúng là hoàng tử bị mất trí vì quá đau khổ, ta chỉ có thể thoát được bằng cách nói dối thôi.
Thưa hoàng tử – Vừa khóc mếu hắn vừa nói – Xin hãy để cho con sống, con xinngài. Con hứa sẽ nói thật.
Hoàng tử kéo nó lên. Vừa khỏi miệng giếng, hắn vừa run vừa nói:
Thưa hoàng tử, ngài chắc thấy rõ là con làm sao mà bẩm rõ sự việc với ngài trongtình trạng như thế này. Xin hãy cho con đi thay quần áo đã.
Được, ta cho phép. Đi thay quần áo mau lên mà nhớ là không được giấu ta một điềugì.
Tên nô lệ đi ra sau khi khép cánh cửa buồng hoàng tử. Cứ thế nó chạy thẳng vào hoàng cung. Quốc vương đang trò chuyện với tể tướng phàn nàn không sao ngủ được cả đêm qua vì sự bất tuân và thái độ điên khùng đáng lên án của hoàng tử con ông đã dám chống lại ý chỉ.
Viên quan đại thần này cố gắng an ủi và nói để quốc vương rõ là chính hoàng tử đã buộc Người phải làm như vậy.
Tâu bệ hạ – Ông nói – Người chẳng nên hối tiếc là đã cho bắt giữ chàng. Cứ kiênnhẫn để chàng bị giam trong một thời gian, tin chắc là rồi đây chàng sẽ từ bỏ cái tính bồng bột của tuổi trẻ và sẽ trở lại ngoan ngoãn nghe theo tất cả những gì quốc vương đòi hỏi ở chàng.
Tể tướng vừa nói tới đó thì tên nô lệ chạy vào:
Tâu bệ hạ – Hắn nói – Con lấy làm tiếc là phải tới tâu trình hoàng thượng một tin cóthể làm Người rất không được vui. Hoàng tử nói là có một cô nương đêm qua đã nằm ngủ với chàng. Rồi hoàng tử làm con như thế này đây.
Cái đó rõ ràng chứng tỏ là chàng thực sự mất trí rồi.
Rồi hắn kể lại – chi tiết tất cả những gì hoàng tử Camaralzaman đã nói và đã đối xử quá đáng với hắn như thế nào. Lời lẽ của hắn nghe chắc nịch.
Nhà vua không chờ đợi cái điều phiền muộn mới này, bảo tể tướng:
Đó, lại thêm một sự kiện đáng buồn nhất, khác hẳn với niềm hy vọng mà nhà ngươinói với ta vừa rồi. Đi đi, chớ để mất thì giờ nữa, nhà ngươi hãy đi xem sự thể ra sao rồi về báo ta rõ.
Tể tướng tuân lệnh ngay và khi đi vào buồng hoàng tử, ông thấy chàng ngồi rất yên lặng, sách cầm tay đang đọc. Ông chào chàng, ngồi xuống cạnh và bảo:
Tôi muốn phạt nặng tên hầu của hoàng tử đã tới làm cho hoàng đế cha hoàng tửhoảng sợ vì một tin nó mang về.
Đó là tin gì vậy – Hoàng tử hỏi- mà làm cho hoàng thượng sợ hãi. Tôi còn có chuyệnquan trọng hơn nhiều để hỏi tội tên nô lệ của tôi kia.
Hoàng tử ạ – Tể tướng nói – Cầu Thượng đế chứng giám cho điều nó nói mong đượclà sự thật! Trạng thái của hoàng tử mà tôi thấy đây thật chẳng có gì đáng phàn nàn và cầu mong là được như thế mãi.
Và điều đó nói lên là không có gì nghiêm trọng cả.
Có thể là – Hoàng tử nói – nó nói lại chưa đầy đủ những gì xảy ra đâu. Nhân tiện ôngtới đây, tôi thấy thật dễ chịu được hỏi một người như ông có thể biết được ngọn ngành. Cái cô nàng đêm qụa đã ngủ cùng tôi, bây giờ ở đâu rồi?
Nghe hỏi thế tể tướng sững sờ, ngơ ngác:
Thưa hoàng tử – Ông đáp – Xin ngài chớ ngạc nhiên thấy tôi sửng sốt vì câu hỏi củangài. Liệu có thể thế được không, tôi chưa nói đến một người phụ nữ, mà ngay đến bất cứ một người đàn ông nào trên thế gian này cũng không thể trong ban đêm mà lọt được vào tới chốn này. Phòng chỉ duy nhất một cái cửa, muốn vào thì bắt buộc phải giẫm lên bụng tên nô lệ của ngài. Xin hoàng tử hãy tĩnh trí lại và ngài sẽ thấy là mình đã nằm mơ và giấc mơ đó đã để lại dấu ấn sắc nét trong đầu óc ngài.
Tôi không muốn nghe ông nói linh tinh nữa – Hoàng tử cao giọng – Tôi muốn biếtrõ cái cô nàng đó hiện nay ra sao và ta ở đây, trong một nơi mà ta biết làm mọi ngườI phải tuân lệnh ta.
Nghe lời lẽ cứng rắn này, tể tướng vô cùng bối rối không sao tả được. Ông nghĩ cách thoát ra thế nào cho thật êm. Bằng thái độ thật mềm mỏng, ông khúm núm hỏi hoàng tử xem chính chàng có trông thấy cô nương đó không.
Có, có chứ – Hoàng tử vội đáp- Chính mắt ta đã nhìn thấy nàng và ta nhận rõ làchính ông đã bố trí để giương bẫy ta. Nàng cũng đã,khéo léo đóng vai trò mà ông đã cắt đặt là không nói với ta một lời, là giả vờ ngủ say và rút ra ngay sau khi ta ngủ lại.
Chắc là ông đã rõ rồi và chắc là nàng cũng chẳng quên kể lại tỉ mỉ với ông.
Thưa hoàng tử – Tể tướng cãi – Tôi xin thề là tất cả những điều ngài vừa nói đềuhoàn toàn không có. Quốc vương cha ngài và tôi không hề đưa cái cô nương mà ngài nói đó tới đây.
Xin cho phép tôi được nói một lần nữa là ngài chỉ thấy cô nương đó trong giấc mơ mà thôi.
Thì ra ông tới đây để giễu cợt ta phải không – Hoàng tử nổi giận nói to – Và lại còndám nói thẳng vào mặt ta là những điều nói với ông là trong giấc mơ?
Chàng nắm ngay lấy râu tể tướng và giơ tay giơ chân đấm đá mãi cho đến khi mệt lử.
Vị tể tướng khốn khổ đành kiên nhẫn chịu cơn lôi đình của hoàng tử Camaralzaman. Thế là – Ông tự nhủ -ta cũng lại rơi vào hoàn cảnh như tên nô lệ. Thật rất may nếu ta cũng như nó được thoát khỏi cái tai vạ này.
Giữa, trận đòn túi bụi, ông kêu lên:
Hoàng tử ơi, hãy dừng tay một chút, tôi có điều muốn trình bày.
Hoàng tử đấm đá cũng đã mệt, dừng lại cho nói.
Tôi xin thú thục – Tể tướng giả vờ nói – là cũng có cái gì đó trong những điều ngàinói. Nhưng chắc ngài cũng rõ là nhiệm vụ của một thượng thư là phải thi hành lệnh của hoàng đế, đó là điều tối cần thiết.
Nếu được ngài rộng lòng cho phép, tôi sẵn sàng xin đi tâu trình lại với hoàng đế tất cả những gì ngài ra lệnh.
Ta cho phép ông – Hoàng tử bảo – Đi đi, và tâu với Người là ta muốn cưới cô nươngmà Người đã gửi đến hoặc dẫn đến cho ta và ta đã cùng nàng ngủ với nhau đêm qua làm vợ. Mau lên, đi đi và mang về ngay cho ta lời phúc đáp.
Tể tướng cúi đầu xuống thật thấp từ giã chàng và chỉ thấy thực sự thoát nạn khi đã ra bên ngoài tháp cổ và khép lại cánh cửa buồng của hoàng tử.
Tể tướng về bệ kiến Schahzaman với bộ mặt thiểu não làm cho nhà vua cũng thật phiền lòng.
Thế nào – Quốc vương hỏi – Ngươi thấy tình trạng con ta ra sao?
Tâu bệ hạ – Tể tướng đáp – Điều mà tên nô lệ tâu trình là hoàn toàn đúng.
Ông kể lại cuộc đối thoại của ông vôi hoàn tử Camaralzaman, sự nổi xung của hoàng tử khi ông bảo là không sao có thể có một cô nương nào đó đến ngủ vớI chàng được, sự đối xử tồi tệ của chàng với ông và sự khôn khéo của ông để thoát khỏi tay chàng.
Hoàng đế Schahzaman càng buồn nẫu ruột vì chuyện tể tướng kể vì ông rất mực yêu thương hoàng tử. Ông muốn tự mình làm rõ sự thật, nên kéo tể tướng đi theo cùng tới ngôi tháp cổ.
Nhưng, tâu bệ hạ – Đến đây hoàng hậu Scheherazade ngừng lại – Trời đã bắt đầusáng rõ.
Đêm sau kể tiếp, nàng nói với hoàng Đế Ân Độ:
o O o
Tâu bệ hạ, hoàng tử Camaralzaman nghênh đón vua cha trong ngôi tháp cổ màchàng đang bị giam cầm đầy vẻ kính trọng. Nhà vua ngồi và sau khi bảo hoàng tử ngồi xuống cạnh mình, ông hỏi con hết câu nọ đến câu kia được hoàng tử trả lời rất cung kính và khôn ngoan. Thỉnh thoảng ông lại nhìn sang tể tướng như ý muốn nói là mình chẳng thấy có gì là loạn trí ở hoàng tử như tể tướng trình bày cả mà chính tể tướng bị loạn trí thì đúng hơn.
Cuối cùng nhà vua nói với hoàng tử về cái cô nương đó:
Con trai của ta, con hãy nói cho cha rõ cái cô nàng đã ngủ với con đêm hôm đó nhưngười ta nói là ai vậy?
Tâu phụ hoàng – Camaralzaman đáp – Con khẩn khoản xin Người đừng làm conbuồn rầu thêm nữa về vấn đề mà người ta đã làm cho con khổ quá rồi. Xin Người hãy cho con cưới nàng làm vợ.
Sự chán ghét đàn bà mà con đã tỏ với cha từ trước tới nay đã tiêu tan trước cái sắc đẹp trẻ trung đã làm con say đắm. Không khó khăn gì mà con xin thú thực với cha sự yếu đuối của mình. Con sẵn sàng đón nhận nàng từ tay cha với lòng biết ơn vô hạn.
Vua Schahzaman sửng sốt vì câu trả lời của hoàng tử mà ông thấy không còn tỉnh táo khôn ngoan như những lờI chàng nói trước đó.
Con ơi! – Ông nói – Những lời con nói đã làm cha hết sức ngạc nhiên. Cha xin thềnhân danh ngôi báu mà cha sẽ truyền cho con là cha không biết một chút gì về cái cô nương mà con nói.
Cha không tham dự vào việc này nếu quả thật là có người đã tới.
Mà làm sao cô ta có thể vào đây được nếu không được sự đồng ý của cha. Dù là tể tướng có nói gì về chuyện đó thì chẳng qua cũng chỉ để làm cho con dịu cơn giận dữ đi thôi. Có thể đó chỉ là một giấc chiêm bao, con nên cẩn thận và tĩnh trí lại đi.
Tâu bệ hạ – Hoàng tử nói – Con sẽ mãi mãi không xứng đáng với biết bao từ tâm củacha nếu không tin vào những gì cha vừa nói. Nhưng xin Người hãy kiên nhẫn nghe và xét xem những gì con được bầy tỏ với Người sau đây có phải là một giấc chiêm bao không.
Thế rồi hoàng tử Camaralzaman kể lại cho vua cha nghe chàng đã thức dậy như thế nào. Chàng cũng có nới thêm lên một chút về vẻ yêu kiều quyến rũ của cô gái chàng thấy nằm bên cạnh, tình yêu chàng thấy bột khỏi lúc đó và tất cả sự cố gắng vô ích của chàng để đánh thức nàng dậy.
Chàng cũng không giấu vua cha điều gì đã khiến chàng thức dậy và ngủ lại sau khi đã trao đổi nhẫn cho nhau. Và khi kết thúc câu chuyện, chàng rút chiếc nhẫn từ ngón tay và đưa cho vua cha.
Tâu phụ vương – Chàng nói – Nhẫn của con chắc cha chẳng lạ gì vì Người đã nhìnthấy nhiều lần. Sau tất cả những cái đó, con hy vọng là Người sẽ không cho con là mất trí như người ta đã làm cho Người tin như vậy.
Vua Schahzaman thấy những điều mà hoàng tử con ông vừa trình bày là sự thật nên ông chẳng biết nói sao cả. Sự kinh ngạc của ông quá lớn làm ông lặn người đi hồi lâu.
Hoàng tử lợi dụng giây phút đó, tâu thêm:
Tâu phụ hoàng, tình yêu say đắm mà con cảm thấy với cô nương kiều diễm đó màcon còn lưu giữ hình ảnh quí báu trong tim, đã mãnh liệt tới mức con không sao mà cưỡng lại được nữa.
Xin Người rủ lòng thương ban cho con cái hạnh phúc được có nàng.
Con ạ. Sau khi nghe con trình bày, và sau lúc cha được thấy chiếc nhẫn đó – VuaSchahzaman nói – thì cha không còn nghi ngờ gì về mối tình say đắm của con là không có thật và mối tình đó đã được nảy nở do cô gái mà con thấy.
Cầu mong Thượng đế cho tôi được biết nàng, cái cô nương đó.
Con sẽ được thoả lòng từ lúc này, và ta sẽ là người cha hạnh phúc nhất thế gian. Nhưng tìm nàng ta ở đâu bây giờ? Làm sao và bằng lối nào mà nàng ta vào được đây mà ta không biết gì, mà không có sự đồng ý của ta? Vì sao nàng ta lại vào đây chỉ để nằm cạnh con, để cho con nhìn sắc đẹp và vẻ mĩ miều của nàng ta và khêu gợi tình yêu của con trong khi nàng ngủ và khi con ngủ thì nàng lại biến đi? Cha không làm sao mà hiểu được cái chuyện rắc rối này. Con ạ, nếu trời đất mà không phù hộ thì nàng đã đẩy chúng ta, cả con và cha xuơng mồ rồi.
Nói xong, ông cầm lấy tay hoàng tử bảo:
Lại đây, để hai cha con ta cùng buồn khổ với nhau, con thì trong một tình yêu vôvọng còn cha thì vì nhìn thấy con sầu khổ mà vô kế khả thi.
Vua Schahzaman kéo hoàng tử ra khỏi toà tháp cổ đưa về hoàng cung mà ở đây với mối tình tuyệt vọng vì yêu tha thiết một cô nương xa lạ vô danh, chàng phát ốm liệt giường. Nhà vua đóng chặt ngự phòng cùng với con than thở nhiều ngày chẳng ngó ngàng gì đến việc nước.
Tể tướng là người duy nhất được ra vào tự do, một hôm tới bệ kiến để tâu với nhà vua là tất cả triều thần cũng như dân chúng bắt đầu xì xào về việc không thấy vua xuất hiện hàng ngày để xử lý việc quốc gia như thường lệ, ông nói sẽ không chịu trách nhiệm về những lộn xộn có thể xảy ra.
Xin bệ hạ hãy lưu tâm – Ông nói- Tôi biết rõ ràng là sự có mặt của bệ hạ làm chohoàng tử đỡ đau khổ và ngược lại sự có mặt của hoàng tử cũng làm cho bệ hạ đỡ buồn phiền, nhưng xin bệ hạ cần phải nghĩ đến việc làm sao cho tất cả không bị đổ vỡ. Xin bệ hạ hãy nghe theo lời tôi cùng hoàng tử chuyển sang lâu đài tại hòn đảo nhỏ, chẳng xa cung điện là bao và chỉ cần thiết triều mỗi tuần hai buổi. Trong khi vì công việc mà Người phải xa hoàng tử thì phong cảnh đẹp, không khí tốt lành và cảnh quan kỳ diệu của hòn đảo sẽ làm cho hoàng tử khuây khoả và dễ dàng chịu đựng được sự vắng mặt ngắn ngủi của Người.
Vua Schahzaman tán thành lời khuyên đó và khi cung điện trên đảo, mà đã lâu ông không lui tới, được bài trí chu đáo, ông cùng hoàng tử chuyển tới đó và chỉ xa chàng mỗi tuần hai lần để thiết triều thôi.
Còn hàng ngày thường thường ông qua thời gian bên cạnh chàng để, lúc thì dùng lời nhẹ nhàng an ủi, lúc thì cùng chia nỗi u buồn với chàng.